Tại sao không nên phá giá sản phẩm khi kinh doanh?

Tại sao không nên phá giá sản phẩm khi kinh doanh?

Tác giả:
FuniMart - Cùng bạn kinh doanh Online
Ngày đăng:
02 Oct, 2020

Kinh doanh cá nhân thường xảy ra các tình trạng hàng hóa ế ẩm, tồn kho dẫn đến việc kinh doanh bị trì trệ. Trong tình huống đó, nhiều cá nhân đã giải quyết tình huống bằng cách thức bán phá giá sản phẩm. Tuy nhiên, hành động này là hoàn toàn không nên. Tôi sẽ giúp bạn lý giải nhận định này bằng bài viết “Tại sao không nên phá giá sản phẩm khi kinh doanh?” ngay dưới đây.

Phá giá là gì?

Hiểu một cách khái quát nhất thì phá giá tức là giá bán sản phẩm bị hạ thấp hơn so với giá sản xuất của nó. Đọc đến đây, chắc hẳn bạn cũng đã hiểu được phần nào lý do “Tại sao không nên phá giá”

Đối với thị trường thương mại quốc tế, phá giá là khi sản phẩm được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài với mức giá thấp hơn rất nhiều so với giá bán thực tế tại thị trường của nước sở tại.

Ví dụ cụ thể: Trong trường hợp giả định: Gạo tại Việt Nam được bán trong nước là 16k/kg nhưng khi xuất khẩu ra nước ngoài thì giá bán hạ xuống 14k/kg. Hành động ấy được gọi là bán phá giá

Đối với thị trường trong nước, phá giá là khi doanh nghiệp, cá nhân bán sản phẩm của họ thấp hơn rất nhiều so với giá thông thường của sản phẩm trên thị trường.

Ví dụ cụ thể: Bạn đang kinh doanh áo sơ mi. Giá thông thường của áo sơ mi là 100k/chiếc. Bạn bán chiếc áo sơ mi đó với giá 80k/cái. Lúc này, bạn đang bán phá giá.

Ưu điểm phá giá:

  • Giúp người kinh doanh dễ dàng làm chủ được thị trường hàng hóa mà cá nhân đang cung cấp
  • Giải quyết nhanh gọn hàng tồn đọng
  • Nâng cao sự phổ biến thương hiệu trên thị trường kinh doanh

Khuyết điểm phá giá:

  • Phá giá bị xem là một thủ đoạn rất xấu trong kinh doanh, bị lên án nặng nề ở thương mại trong nước và thương mại quốc tế
  • Thua lỗ nặng
Bán phá giá sản phẩm
Bán phá giá sản phẩm

Tại sao không nên phá giá?

Đối với những cá nhân kinh doanh độc lập, tuyệt đối không nên bán phá giá sản phẩm vì bất cứ lý do gì. Vậy tại sao không nên phá giá? Bán phá giá có thể cho bạn cái lợi trước mắt là giải quyết được vấn đề hàng tồn đọng, khuyếch trương được thương hiệu, đánh bại được đối thủ cạnh tranh.

Tuy nhiên, xét về con đường lâu dài thì phá giá đang là lý do lớn có thể gây nên nguy cơ phá sản trong kinh doanh, dễ dàng mất đi vị thế và thậm chí là vi phạm pháp luật, có thể bị điều tra. Trong điều 2, hiệp định chống bán phá giá của tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã quy định rất rõ điều này. Đó là lý do quan trọng tại sao không nên phá giá.

Bạn muốn con đường kinh doanh của mình trở nên vững chắc hơn thì hãy cố gắng xây dựng thương hiệu bằng một kế hoạch phát triển lành mạnh. Đó là cách tốt nhất để giúp cho ngành sản xuất hàng hóa phát triển, tạo nên cơ hội kinh doanh bình đẳng.

Tại sao không nên phá giá sản phẩm
Tại sao không nên phá giá sản phẩm

Cách để tránh bán phá giá sản phẩm?

Trên chặng đường kinh doanh, rất nhiều cá nhân khó giữ được lý trí của mình trước ranh giới đúng – sai. Vì vậy, FuniMart đã ra đời như một cách giúp bạn ra nhập thị trường kinh doanh lành mạnh nhất. Tại nền tảng kinh doanh này, nếu bạn đăng ký cộng tác viên hay dropshipp-er, bạn sẽ không phải lo lắng bất kỳ điều gì liên quan đến hàng hóa. Vì vậy cơ hội nghĩ đến bán phá giá sản phẩm sẽ là không.

Đến với FuniMart, bạn sẽ không bao giờ phải thắc mắc tại sao không nên phá giá sản phẩm.

Bài viết liên quan

2 con đường tăng trưởng doanh thu trực tuyến khi thị trường đã bão hòa

Ngay cả khi mức cạnh tranh của việc kinh doanh online đang cao, mức cầu bão hòa, khó khăn trong mở rộng tệp khách hàng, doanh nghiệp của bạn vẫn có thể tạo ra tăng trưởng bứt phá bằng những cách dưới đây. Khi nào thì thị trường bão hòa?…

Cần làm gì khi bị đánh giá 1 sao

Kinh doanh online chắc hẵn bạn sẽ không quá xa lại với đánh giá không tốt từ khách hàng và đôi khi việc bị khách hàng chơi xấu, đối thủ phá là điều không thể tránh khỏi vậy làm sao để tránh ảnh hưởng tới Shop của bạn? Đầu tiên…

HỌC CÁCH KINH DOANH ONLINE THÀNH CÔNG NGAY TỪ NHỮNG BƯỚC ĐẦU

Kinh doanh online đang là xu hướng dành cho những người có đam mê kinh doanh, đam mê kiếm tiền và có nhiều thời gian rãnh.